Bạn thức giấc với mái tóc trông như thể vừa ngủ trong một nồi chiên ngập dầu, hay bạn vừa gội đầu buổi sáng mà tóc đã bết vào bữa trưa? Bạn đang đang tự hỏi muốn hết tóc bết phải làm sao? Dưới đây là 20 cách trị tóc dầu bết dính an toàn tại nhà mà không làm tóc hư tổn hoặc kích ứng da đầu của bạn.
1. Gội ít thường xuyên hơn
Điều này có vẻ trái với logic. Nhưng nếu bạn đã gội đầu mỗi ngày một lần và tóc bạn vẫn bết dính vào cuối ngày, thì việc giảm tần suất gội đầu rất đáng để thử.
Gội đầu quá nhiều có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da đầu. Điều này có thể khiến nó tiết ra nhiều dầu hơn để bù lượng dầu mất đi. Các tuyến bã nhờn của bạn do đó có thể bị kích thích quá mức, dẫn đến tóc càng bóng dầu.
Nếu bạn đang gội đầu hàng ngày, hãy thử giảm tần suất gội đầu xuống 2-3 ngày một lần, điều này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tóc bết dầu.
2. Gội đầu đúng cách
Bạn có thể gội đầu không đúng cách và dẫn đến tình trạng da đầu nhờn và tóc hư tổn.
Để gội đầu đúng cách, hãy nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ dầu gội vào chân tóc và da đầu. Tránh dùng móng tay hoặc tạo ma sát không cần thiết lên các sợi tóc. Việc chà xát mạnh có thể gây kích ứng da đầu và khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn.
Để nước chảy qua tóc trong một thời gian đủ lâu trước khi thoa dầu gội. Như chúng ta đã biết, nước và dầu không hòa tan vào nhau, vì vậy nước sẽ chuẩn bị cho tóc trước khi gội đầu bằng cách tạo ra một lớp phủ trên tóc và giúp tóc dễ hấp thụ dầu gội hơn. Nó sẽ giúp mở biểu bì tóc một chút để làm sạch tóc triệt để hơn.
Tập trung vào da đầu, nơi sản sinh ra dầu, hơn là thân và ngọn tóc. Không thoa dầu gội trực tiếp lên ngọn tóc hoặc chà xát chúng. Thay vào đó, chỉ cần để dầu gội chảy qua ngọn tóc khi bạn xả nước.
Đặc biệt, bạn nên dành thêm một hoặc hai phút để đảm bảo rằng bạn loại bỏ hoàn toàn dầu gội và dầu xả trên tóc, bạn có thể thấy sự khác biệt. Các sản phẩm còn sót lại có thể phủ lên tóc bạn, khiến tóc bạn trông bẩn và ngứa.
3. Sử dụng dầu xả cẩn thận
Sử dụng quá nhiều dầu xả có thể làm cho tóc của bạn trông nhờn và khiến dầu tích tụ nhanh hơn. Vì tóc dầu không có nhu cầu về độ ẩm nhiều như các loại tóc khác. Để tóc không bết nhanh, chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu xả cho phần ngọn tóc của bạn và nhớ xả thật sạch với nước.
4. Sử dụng các sản phẩm dành cho tóc dầu
Ưu tiên sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa sunfate, nó sẽ rửa sạch bụi bẩn và dầu thừa mà không loại bỏ tất cả các loại dầu tự nhiên cần thiết cho da đầu và tóc khỏe mạnh.
Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho tóc dầu hoặc cân bằng dầu. Những người có mái tóc dầu thường không cần các sản phẩm dưỡng ẩm. Cơ thể bạn đã kiểm soát được điều đó. Vì vậy tránh những sản phẩm có nhãn dưỡng ẩm, tạo bóng, phục hồi,…
Nếu gàu hoặc viêm da tiết bã đang góp phần gây ra các vấn đề về da đầu của bạn, hãy chọn một sản phẩm có kẽm pyrithione để diệt vi khuẩn và nấm, hoặc một loại có axit salicylic để giúp loại bỏ dầu thừa và vảy.
Nếu dầu gội đầu của bạn chứa các chất hoạt động bề mặt quá mạnh, đó cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc bạn bị nhờn. Các loại dầu gội trên thị trường có chứa các chất hóa học mạnh như sulfate (SLS) tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến da đầu tiết ra quá nhiều dầu trong nỗ lực duy trì sự cân bằng.
5. Thử dầu gội khô để trị tóc dầu bết dính
Dầu gội khô có thể được xem là cách chữa tóc bết ngay lập tức cho bạn. Nó không thể thay thế cho việc gội đầu thông thường với nước và dầu gội, nhưng nó có thể giúp hút dầu thừa và cho mái tóc của bạn trông sạch sẽ hơn, giúp bạn có thêm 1 ngày không phải gội đầu. Nhiều loại dầu gội khô cũng có thêm hương thơm để mang lại cảm giác tươi mát và sạch sẽ.
Nhưng sử dụng nó quá thường xuyên, hoặc trong thời gian dài, có thể làm hỏng tóc của bạn và gây ra các vấn đề về da đầu. Quá lạm dụng sử dụng dầu gội khô có thể dẫn đến gãy tóc, nang tóc bị tắc hoặc rụng tóc.
Để giữ dầu gội khô không ảnh hưởng tới tóc và da đầu, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nó 1-2 lần 1 tuần, và không quá 2 ngày liên tiếp. Tương tự như thoa kem nền hoặc phấn lên mặt và tẩy trang trước khi đi ngủ, bạn không nên để dầu gội khô trên da đầu qua đêm.
6. Sử dụng dầu gội làm sạch sâu Clarifying Shampoo
Một số sản phẩm theo thời gian có thể tạo ra một lớp dầu trên tóc của bạn, ngay cả khi bạn đã gội sạch. Dầu gội làm sạch sâu Clarifying Shampoo được tạo ra để loại bỏ các chất tích tụ hoặc tạo màng trên tóc của bạn. Sử dụng Clarifying Shampoo một hoặc hai lần một tháng để loại bỏ cặn bẩn từ các sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc dầu gội và dầu xả khác.
7. Làm sạch sâu với lô hội
Cách chữa mồ hôi dầu trên tóc tại nhà này không chỉ hữu ích trong những tháng mùa hè, bạn có thể sử dụng nó quanh năm. Lô hội có tác dụng dưỡng tóc và da đầu tuyệt vời vì nó loại bỏ dầu thừa, chống tích tụ sản phẩm, làm dịu da đầu và bảo vệ các sợi tóc. Bạn sẽ có mái tóc mềm mại và khỏe mạnh.
Chà xát lô hội vào da đầu và tóc của bạn và để nó thâm nhập vào nang tóc. Sau khi để trong một giờ, gội sạch bằng dầu gội nhẹ.
8. Dùng giấm táo
Tận dụng những lợi ích của giấm táo để trị da đầu nhờn tại nhà. Khi được pha loãng đúng cách, nước xả giấm táo có thể giúp loại bỏ sản phẩm tích tụ, cân bằng độ pH trên da đầu và giảm tóc xù.
Cách sử dụng giấm táo để chữa tóc bết như sau:
- Trộn một vài thìa giấm táo với nước.
- Sau khi sử dụng dầu gội và dầu xả, đổ đều hỗn hợp lên tóc, để nó thẩm thấu vào da đầu.
- Đợi trong vài phút. Rửa sạch.
9. Sử dụng tinh dầu cây chàm trà
Một vài nghiên cứu phát hiện ra rằng dầu cây chàm trà kháng khuẩn giúp cải thiện gàu, giảm ngứa và cải thiện độ dầu của tóc. Hãy tìm loại dầu gội có chứa tinh dầu chàm trà là một trong những thành phần hoạt tính của nó để có được hiệu quả đầy đủ.
Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu chàm trà nguyên chất như một cách trị tóc bết dầu. Chỉ cần lưu ý không thoa tinh dầu chưa pha loãng trực tiếp lên da. Cách sử dụng phổ biến là nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu chàm trà lên tóc trong khi đang sử dụng dầu gội, hoặc trộn dầu cây chàm trà với một lượng tương đương hoặc nhiều hơn dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
10. Sử dụng mật ong
Một cách trị tóc dầu bết dính hiệu quả là sử dụng mật ong. Một nghiên cứu cho thấy hỗn hợp đơn giản gồm 90% mật ong thô và 10% nước giúp giảm các triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn như ngứa, mẩn đỏ, bong tróc da và sản xuất quá nhiều dầu.
11. Thoa nước cây phỉ
Nước cây phỉ (witch hazel) có thể giảm ngứa, đóng các lỗ chân lông tiết dầu và giảm viêm gây ra bởi gàu, mất cân bằng độ pH hoặc các rối loạn da đầu khác. Nó cũng đủ nhẹ nhàng để sử dụng trên da đầu nhạy cảm.
12. Hạn chế sử dụng công cụ nhiệt
Máy là tóc, máy sấy tóc ở chế độ nhiệt có thể làm tóc bạn bết dầu nhanh hơn. Vì nhiệt độ sẽ kích thích da đầu bạn tiết dầu nhiều hơn. Hãy để tóc khô tự nhiên hoặc chỉ sử dụng chế độ gió của máy sấy và hạn chế sử dụng các công cụ nhiệt. Điều này giúp tóc bạn lâu bị bết hơn đồng thời tránh bị hư tổn do nhiệt.
Ngoài ra, hạn chế sử dụng các phụ kiện tóc dễ thương của bạn, như băng đô và mũ, vì nó giữ dầu trên da đầu của bạn.
13. Giữ sạch lược của bạn
Một chiếc lược bẩn là ác mộng cho mái tóc mới gội. Bàn chải của bạn có thể chứa đầy các sản phẩm tạo kiểu tóc, dầu thừa và bụi bẩn, có thể khiến các lọn tóc của bạn bẩn và bết dầu ngay sau khi gội. Làm sạch lược và các dụng cụ tạo kiểu tóc của bạn với một chút dầu gội đầu hoặc xà phòng nhẹ nhàng để loại bỏ dầu, chất tích tụ và tóc rụng bám trên đó.
14. Hãy nhẹ nhàng
Cho dù bạn đang gội đầu, chải tóc, tạo kiểu hay gãi đầu, điều quan trọng là phải hết sức nhẹ nhàng. Việc tác động quá mạnh sẽ kích thích da đầu quá mức và khiến các tuyến dầu của bạn tiết ra nhiều dầu hơn.
15. Hạn chế chạm tay vào tóc
Đưa tay lên sờ tóc, gãi đầu, luồn các ngón tay vào tóc,… Nếu bạn đang làm những hành động này thường xuyên, hãy ngừng lại. Chải và chạm vào tóc quá nhiều có thể kích thích tuyến dầu. Bạn có thể làm dầu di chuyển nhiều hơn từ da đầu xuống các sợi tóc và thêm dầu thừa vào tóc từ tay của mình.
16. Lên kế hoạch gội đầu
Điều này có lẽ không cần phải nói, nhưng mồ hôi sẽ làm đổ dầu và có thể khiến tóc bạn trông bẩn hơn. Cố gắng lên lịch gội đầu vào khoảng thời gian bạn đổ mồ hôi nhiều nhất: tập luyện, dọn dẹp nhà cửa,… để đạt hiệu quả cao nhất sau mỗi lần gội và tránh được việc gội đầu quá nhiều.
17. Xõa tóc
Nếu bạn thường xuyên búi tóc hoặc buộc đuôi ngựa, hãy thử hạ tóc thường xuyên hơn để giảm độ nhờn. Dầu tự nhiên bị giữ lại và tập trung ở da đầu khi bạn luôn buộc tóc kiểu đuôi ngựa. Dầu không di chuyển được xuống sợi tóc. Bạn sẽ đối mặt với tình trạng da đầu nhờn và trong khi ngọn tóc khô và bị chẻ.
18. Thay vỏ gối của bạn
Một trong những cách làm tóc không bết nhanh là…giặt vỏ gối thường xuyên. Một lần một tuần là một nguyên tắc chung. Tất cả các loại dầu từ da mặt, tóc đều đọng lại trên gối, vì vậy nếu bạn ngủ với mái tóc của mình trên một chiếc gối chưa được giặt gần đây, bạn có thể nhận thấy tóc mình trông nhờn hơn bình thường vào buổi sáng.
19. Thay đổi chế độ ăn uống
Việc tiết dầu có thể bắt nguồn từ những thứ bạn ăn vào hàng ngày. Cắt giảm thức ăn nhiều đường, dầu mỡ và tăng cường ăn trái cây và rau quả, cũng như uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng chung của tóc, da và móng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B (đặc biệt là B2 và B6) vào chế độ ăn uống được cho là sẽ giúp giảm lượng bã nhờn được tiết ra. Các thực phẩm có nhiều vitamin B là rong biển, rau xanh và đậu.
20. Giảm căng thẳng
Mặc dù nói dễ hơn làm, nhưng thủ phạm gây ra tình trạng tóc dầu của bạn có thể chỉ là do bạn đang căng thẳng quá mức, việc này có thể khiến các tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều bã nhờn.
Thêm vào đó, căng thẳng có thể khiến bạn bồn chồn và chạm vào tóc nhiều hơn, điều này cũng góp phần gây ra tình trạng bết dính. Vì vậy, hãy thực hiện những hoạt động giúp bạn thư giãn, và bạn có thể thấy mái tóc dầu của mình dần dần biến mất.
Lời kết
Nếu tóc dầu nỗi lo của bạn, tin tốt là có rất nhiều biện pháp giúp bạn kiểm soát nó. Thử các cách trị tóc dầu bết dính ở trên để tìm ra thứ phù hợp với bạn.
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn đang lo lắng về lượng dầu trên tóc hoặc nếu da đầu của bạn thường xuyên bị kích ứng, bác sĩ da liễu có thể xác định nguyên nhân gây ra tóc dầu (cho dù đó là bệnh chàm, vảy nến da đầu, gàu hoặc một vấn đề khác), và đưa ra phương pháp điều trị bằng thuốc uống hoặc dầu gội theo toa.
Tham khảo: prevention.com, healthline.com, ncbi.nlm.nih.gov